1. Rối loạn ngôn ngữ: Khi những mong muốn tốt đẹp lại dẫn đến những hệ luỵ ngoài ý muốn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và đời sống, các bậc phụ huynh đã gia tăng sự chủ động trong việc giáo dục trẻ tại nhà, đặc biệt là việc học ngoại ngữ.
Tuy nhiên, những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ không có sự kiểm chứng khoa học khiến cho các con trở thành “chuột bạch” cho những phép thử – sai của ba mẹ. Hệ quả đó là bé chậm nói, lẫn lộn giữa các ngôn ngữ, nói các ngôn ngữ khác nhau nhưng chỉ là những từ rời rạc thay vì hiểu và diễn đạt thành ý trọn vẹn.
Tệ hơn nữa, đôi khi phụ huynh lại thường nhầm lẫn những “dấu hiệu” của bệnh rối loạn ngôn ngữ với sự tiến bộ của trẻ. Khi thấy trẻ phát âm được 2,3 từ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau lại nhầm rằng con “thông minh”, “thần đồng”. Đến khi 2-3 tuổi, trẻ có dấu hiệu chậm nói, đến lúc đó ba mẹ mới cuống cuồng tìm nơi thăm khám và chữa trị chứng loạn ngôn ngữ ở con.

2. Vậy có phải cho trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ là sai lầm?
Theo bà Elaine Schneider – tiến sỹ tâm lý, chuyên gia ngôn ngữ của Mỹ, trẻ được tiếp xúc với một ngôn ngữ thứ hai càng sớm càng tốt. Bà Elaine Schneider ví não bộ của trẻ nhỏ như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh, nghĩa là nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ sớm thì khả năng hút của “miếng bọt biển” càng mạnh mẽ hơn.
Chung quan điểm, PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục (Đại học Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được các chuyên gia gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Nếu trẻ được tạo điều kiện học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ thì sẽ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ và tư duy logic khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng độ tuổi 2,5 đến 6 tuổi là thời điểm lý tưởng để học Anh ngữ”.

Bên cạnh đó nghiên cứu của Đại học Harvard xác nhận rằng việc học thêm các ngôn ngữ sẽ làm tăng các kỹ năng tư duy phê phán, sáng tạo và tăng sự linh hoạt trong quá trình tư duy của trẻ nhỏ… Những học sinh học ngoại ngữ từ bé đồng thời cũng có kết quả làm bài tốt hơn ở các môn học khác.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự “thành bại” trong giai đoạn này chính là PHƯƠNG PHÁP HỌC NGOẠI NGỮ và MÔI TRƯỜNG HỌC NGOẠI NGỮ. Các yếu tố này nếu không phù hợp với lứa tuổi của trẻ thì sẽ như “con dao hai lưỡi”, ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt ngôn ngữ và cả tâm lý của trẻ.
3. Vậy làm thế nào để trẻ vẫn giỏi tiếng Anh từ sớm mà không bị loạn ngôn ngữ?
Đầu tiên cha mẹ cần thấu hiểu những giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ của con.
Bắt đầu từ 0 đến 2 tuổi
Ở độ tuổi này con cần làm quen tự nhiên với môi trường tiếng Anh vui nhộn thông qua các bài hát, trò chơi để dần xây dựng phản xạ và vốn từ vựng.
Từ 2 đến 3 tuổi
Trẻ làm quen với từ vựng qua các chủ đề, học ngoại ngữ như ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây là lúc nền tảng vững chắc về ngôn ngữ cần được xây dựng. Một môi trường tiếng Anh chuẩn mực, một phương pháp tiếp cận đúng đắn được nghiên cứu kỹ lưỡng và thực nghiệm thành công là điều tối cần thiết.
Ở độ tuổi 3 đến 4
Phụ huynh và giáo viên cần cho trẻ mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc câu đơn giản qua các chủ đề. Lên đến 5 tuổi, các con có thể sử dụng các cấu trúc câu để thể hiện ý tưởng.
5 đến 6 tuổi
Là giai đoạn trẻ đã có nền tảng ngôn ngữ toàn diện và bắt đầu tập trung vào kĩ năng đọc – viết để diễn đạt ngôn ngữ và hoàn thiện dần hơn các kỹ năng giao tiếp toàn diện.
Đến sáu tuổi, các con đã biết các kiểu câu cơ bản, các biến tố và ngữ điệu của ngôn ngữ đó. Nếu vì một lý do nào đó mà bé không được tiếp xúc với ngôn ngữ một cách chuẩn mực trong thời kỳ 0-6 tuổi, trẻ có thể bị tổn hại khó có thể thay đổi được, dù sau đó con có đạt được lượng ngôn ngữ lớn thế nào đi chăng nữa.
4. Kết luận
Vậy giờ đây phụ huynh đã có câu trả lời cho mình, làm sao để tận dụng được giai đoạn vàng này để phát huy tối đa tiềm năng của não bộ con?
Hãy để con được “tắm mình” trong một môi trường Anh ngữ chuẩn mực để hạn chế tình trạng loạn ngôn ngữ do phương pháp tiếp cận không đúng từ bước nền tảng!
Trong quá trình lựa chọn phương pháp học, các phụ huynh có con trong giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi có thể tìm hiểu về phương pháp “Nhận diện ngữ âm”-Phonological Awareness, phương pháp học được xây dựng dựa trên đặc thù phát triển về tâm sinh lý của trẻ. Đây là phương pháp cung cấp cho con công cụ để bẻ khoá và sở hữu kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì chỉ học bằng cách ghi nhớ. Từ đó, khả năng đọc hiểu và phát âm của các con được cải thiện mỗi ngày là nền tảng để hoàn thiện bốn kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Hiện tại, Hệ thống Anh ngữ cho trẻ em I Can Read là mô hình toàn cầu duy nhất tại Việt Nam áp dụng phương pháp “Nhận diện ngữ âm” với hơn 250,000 học viên thành công với hơn 140 trung tâm tại 10 quốc gia trên toàn thế giới. Những tác động tích cực và mang tính lan tỏa của hệ thống I CAN READ và phương pháp “Nhận diện ngữ âm”- Phonological Awareness sẽ thay thế những phương pháp tự phát nhưng không hiệu quả, giúp cho các mầm non Việt vươn xa hơn, phát triển bền vững về ngôn ngữ.